HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKI – MÔN ĐỊA LÍ 6 ( NH : 2019-2020)

                           HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKI – MÔN ĐỊA LÍ 6 ( NH : 2019-2020)

Câu 1. Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc

  1. a) Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
  2. b) Vĩ tuyến: là vòng tròn trên bề mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến.
  3. c) Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
  4. d) Vĩ tuyến gốc: là vĩ tuyến số 00 (Xích đạo).

Câu 2. Cách xác định phương hướng trên bản đồ

* Muốn xác định Phương hướng trên bản đồ ta dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến.

+ Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc.

+ Đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng Nam.

+ Đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây.

+ Đầu bên  phải vĩ tuyến chỉ hướng Đông.

* Bản đồ không có kinh vĩ tuyến ta dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc rồi tìm các hướng còn lại.

Câu 3.Tại sao trước khi quan sát bản đồ chúng ta phải quan sát bảng chú giải ? -> Vì bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ .

Câu 4.Phương hướng bản đồ gồm mấy hướng ? hãy kể ra tên các hướng đó ?

– Bản đồ gồm có:  8 hướng chính:  Bắc, Nam, Tây, Đông. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam .

Câu 5 .Kể tên các loại ký hiệu và các dạng kí hiệu bản đồ ?

– Kí hiệu điểm: chỉ sông , ranh giới, đường giao thông…

– Kí hiệu đường: chỉ các đối tượng có diện tích nhỏ ( thị xã, thị trấn)….

– Kí hiệu diện tích: màu, các đối tượng phân bố theo diện tích, lãnh thổ ( cây công nghiệp, trồng lúa).

   * Các dạng kí hiệu bản đồ:  Dạng hình học, dạng chữ , dạng tượng hình.

Câu 6. Sự vận động của Trái Đất quanh trục ?

– Trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng

66033’  trên mặt phẳng quỹ đạo .

– Hướng tự quay từ Tây sang Đông.

– Thời gian tự quay  1 vòng quanh trục là 24h ( 1 ngày đêm).

  1. a) Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

   – Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau trên trái đất.

   – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: ở nửa cầu Bắc bị lệch bên phải, nửa cầu Nam lệch bên trái.

Câu 7. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

– Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.

– Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.

– Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033 trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

  1. a) Hệ quả chuyển động trái đất quanh Mặt trời

– Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngã nửa cầu Bắc – Nam về phía Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa.

– Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 8. a) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp ? Kể tên của các lớp.

-> Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm:  có 3 lớp: lớp vỏ ,lớp trung gian ,lớp lỏi

  1. b) Hãy trình bày đặc điểm, cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất ?

– Lớp vỏ trái đất có độ dày từ 5 đến 70km .

– Lớp vỏ trái đất rắn chắc .

– Lớp vỏ trái đất càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000C.

  1. c) Lớp vỏ trái đất có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người ?

Vì trên lớp vỏ Trái Đất có tồn tại các thành phần tự nhiên như: không khí, nước, sinh vật…. Là nơi sinh sống, hoạt động sản xuất của xã hội loài người.

Câu 9) Nội lực là gì , ngoại lực là gì ?

  * Nội lực : Là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

– Tác động: nén ép các lớp đất đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy ,làm cho mặt đất gồ ghề.

  * Ngoại lực: Là những lực sinh ra từ bên ngoài mặt đất như: Nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy và cả tác động của con người.

Tác động: của ngoại lực lại thiên về san bằng và hạ thấp địa hình( nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy …..)

                                                 BÀI TẬP

 BT1. Dựa vào số ghi tỉ lệ bản đồ sau đây , 1:200.000 , cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?

Trả lời :  1cm trên bản đồ bằng 100.000 cm ngoài thực địa.

Số km trên thực tế là : 5 x 200.000 = 1.000.000 cm= 10km thực tế .

BT2. Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ sau đây:  Tờ bản đồ có tỉ lệ 1: 300.000 cho biết 6 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?

Trả lời :Ta biết 1cm trên bản đồ bằng 100.000 cm ngoài thực địa

Số km trên thực tế là:  6 x  300.000 = 1.800.000 cm = 18 km thực tế.

 

BT 3. Tính khoảng cách từ điểm A->B ngoài thực tế bằng bao nhiêu Km? Biết trên bản đồ cách từ điểm A->B  đo được là 4cm ( cho tỉ lệ bản đồ 1: 1.000.000)

 

Trả lời :   A->B : 4cm

Khoảng  cách từ A->B ; 4 x 1.000.000= 4.000.000cm = 40km

BT4. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được là 15cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ?

Trả lời : trên bản đồ Hà Nội  đến Hải Phòng : 15 cm

Thực tế Hà Nội đến Hải Phòng: 105 km

Vì 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm thực tế .

Như vậy: 105km = 10.500.000cm

=> 10.500.000 : 15 = 700.000 cm

Vậy bản đồ có tỉ lệ:     1 : 700.000

BT 5 . Hãy xác định tọa độ địa lí điểm A và B ?

 

                                             Kinh tuyến gốc

                                           100         00          100     200

                                                                                                   200

                                                                                     

                                                        A                                        100

 

00    Xích đạo

 

100

B

 

 

Trả lời : A ( 00, 100 B )

B ( 200 Đ, 100N )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP  HKI – ĐỊA LÍ 9 ( NH 2019-2020)                               

Câu 1. Đặc điểm nguồn lao động, điểm mạnh và hạn chế nguồn lao động.

  1. a) Đặc điểm: nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm trung bình tăng trên 1 triệu lao đông.

b)Mặt mạnh:Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp. Có khả năng tiếp thu  khoa học – kĩ thuật. Chất lượng đang được nâng cao .

  1. c) Hạn chế: về thể lực và trình độ chuyên môn, kỉ luật lao động.

Câu 2. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? Biện pháp giải quyết ?

Vì: nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh trong điều kiện kinh tế chưa phát triển tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

+ Khu vực nông thôn: thiếu việc làm do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông  nghiệp và ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế .

+ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6% .

Biện pháp:

+ Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, miền

+ Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn

+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị

+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp,dạy nghề, xuất khẩu lao động

Câu 3 / Thực trạng và trò của từng loại rừng.

* Thực trạng: tài nguyên rừng ở nước ta đang bị cạn kiệt, độ che phủ thấp 35%

* Vai trò:

+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu.

+ Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

+ Rừng đặc dụng: là các VQG, khu dự trữ th.nhiên bảo vệ các giống loài quý hiếm.

Câu 4/ Vùng Bắc Trung Bộ có mấy trung tâm kinh tế ? kể tên các trung tâm kinh tế đó.

 Tên các trung tâm kinh tế:

– Vùng Đồng bằng sông Hồng: Nà nội, Hải Phòng, Hạ Long.

– Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

Câu 5/ Các nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta.

  1. a) . Nhân tố TN:

– Khoáng sản: KL, phi KL, vật liệu xây dựng .

– Thủy năng của sông suối

– Tài nguyên đất, nước, khí hậu,rừng, nguồn lợi sinh vật biển…

  1. b) Nhân tố kinh tế-xã hội: Daân cö vaø lao ñoäng, Cô sôû vaät chaát- kó thuaät trong coâng nghieäp vaø cô sôû haï taàng, Chính saùch phaùt trieån coâng nghieäp, Thò tröôøng:

Câu 6/  Vai trò vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    Vai troø: Vuøng kinh teá troïng ñieåm Baéc Boä taïo cô hoäi cho söï chuyeån dòch cô caáu KT theo höôùng CNH, HĐH, söû duïng hôïp lí taøi nguyeân thieân nhieân, lao ñoäng 2 vuøng ĐB sông Hồng và Trung du miền núi B.Bộ .

Câu 7/  Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á- Thái bình Dương.

+ Đây là khu vực có vị trí gần với nước ta, đông dân.

+ Nước ta với các nước trong khu vực này có mối quan hệ mang tính truyền thống lâu đời .

+ Thị hiếu tiêu dùng của các nước này có nhiều điểm tương đồng với nước ta .

+ Tiêu chuẩn hàng hóa của các nước này không quá khắt khe phù hợp với trình độ và khả năng của nước ta .

  1. a) Hiểu được vai trò quốc lộ 1A:

– Quốc lộ 1a nối từ Lạng Sơn đến Cà Mau là tuyến đường giao thông xương sống của nước ta.

– Là tuyến đường huyết mạch của nước ta, có khã năng kết hợp nhiều tuyến đường, nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau. Nối nhiều tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế, nhiều vùng kinh tế trong cả nước.

– Có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất.

Câu 8. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng ?

  1. a) Thuận lợi:

+ Có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển như: nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng,…

+ Có một số khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh, nước khoáng .

  1. b) Khó khăn: nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa,..

Câu 9/ Vì sao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta. Vì:

+ Đây là 2 TP lớn có dân cư  đông dân nhất nước ta .

+ Đây là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước .

+ Đây là 2 TP tập trung nhiều trường đại học lớn,các siêu thị,  các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu,…

+ Đây là 2 trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật hiện đại…

BÀI TẬP :

BT1. Dựa vào bảng số liệu:

Lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước (đơn vị: kg/người)

  1995 1998 2000 2002
Bắc Trung Bộ 235,5 251,6 302,1 333,7
Cả nước 363,1 407,6 444,8 463,6

a)Tính tốc độ tăng trưởng (%) lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước từ 1995 – 2002 ( năm 1995= 100% )

Dựa vào kết quả vừa tính rút ra nhận xét.

Hướng dẫn trả lời :

  1. Tốc độ tăng trưởng ( đơn vị: %)
  1995 1998 2000 2002
Bắc Trung Bộ 100 106,8 128,3 141,7
Cả nước 100 112,3 122,5 127,7

b)Nhận xét:

+ Lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước đều tăng nhưng Bắc Trung Bộ thấp hơn cả nước (dẫn chứng)

+ Tốc độ tăng trưởng lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước đều tăng nhưng Bắc Trung Bộ tăng nhanh  hơn cả nước (dẫn chứng)

BT 2.  Dựa vào bảng số liệu:

Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng năm 2002

  Đất nông nghiệp

(nghìn ha)

Dân số

(triệu người)

Cả nước 9406,8 79,7
Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5
  1. Tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/ người)
  2. Dựa vào kết quả vừa tính hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước .

Hướng dẫn trả lời

  1. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người (ha/ người)
  Bình quân đất  nông nghiệp

(ha/ người)

Cả nước 0,12
Đồng bằng sông Hồng 0,05
  1. b) vẽ biểu đồ cột .
  • Vẽ 1 trục tung và trục hoành, trên đầu mỗi trục ghi đại lượng thể hiện.
  • Vẽ các cột , ghi số liệu trên đầu các cột.
  • Ghi chú thích và tên biểu đồ.

BT 3.  Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời

Các nhà máy thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Yaly,Trị An,…

Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mỹ, Thủ Đức, Trà Nóc,..

 BT 4. Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm ở nước ta. Xác định tên các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm có quy mô rất lớn ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời  

– Ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm phân bố khắp cả nước

    – Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm có quy mô rất lớn: Hà Nội và Hải Phòng

BT 5: Cho bảng số liêu:

 

Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng số
4733,0 5397,5 1442,5 11573,0

 

a.Tính tỉ lệ %  các loại rừng ?

  1. Nhận xét về cơ cấu các loại rừng phân theo mục đích sử dụng ?

Hướng dẫn trả lời

a.Tính tỉ lệ các nhóm rừng

+ Rừng sản xuất : 40,9 %

+  Rừng phòng hộ : 46,6 %

+ Rừng đặc dụng :    12,5 %

  1. Nhận xét về cơ cấu các loại rừng phân theo mục đích sử dụng :

– Rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng cao nhất ( 46,6 % ), kế đến là rừng sản xuất

( 40, 9 % ), rừng đặc dụng chiếm tỉ trọng thấp nhất ( 12,5 % ).

BT 6 .Cho bảng số liệu

 

Các nhóm cây 1990 2002
Tổng số 9040,0 12831,4
Cây lương thực 6474,6 8320,4
Cây công nghiệp 1199,3 2337,3
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác 1366,1 2173,8
  1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu gieo trồng. Biểu đồ 1990 bán kính 20mm, biểu đồ 2002 có bán kính 24mm.
  2. Hãy nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng.

Hướng dẫn trả lời

  1. Vẽ biểu đồ tròn: đúng yêu cầu, thẩm mỹ.
  2. Nhận xét

– Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng, Nhưng tỉ trọng giảm.

– Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng và tỉ trọng cũng tăng.

– Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng và tỉ trọng cũng tăng.

 BT 7.  Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002(nghìn tấn)

  Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng 38,8 27,6
Khai thác 153,7 493,5

 

  1. Tính tỉ trọng (%) sản lượng thủy sản của từng vùng đối với toàn vùng Duyên hải miền Trung năm 2002?
  2. So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và thủy sản khai thác giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ ?
  3. Tính tỉ lệ %

– Nuôi trồng: 38,8+27,6=66,4(nghìn tấn).

– Khai thác: 153,7+493,5=647,2(nghìn tấn)

  Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ
Nuôi trồng 58,4% 41,6%
Khai thác 23,7% 76,3%
  1. So sánh:

– Nuôi trồng vùng bắc Trung bộ chiếm tỉ trọng cao hơn DH Nam Trung bộ.

– Khai thác vùng bắc Trung bộ chiếm tỉ trọng thấp hơn DH Nam Trung bộ.

 

BT 8. Cho bảng số liệu sau :

 

Các nhóm cây 1990 2002
Cây lương thực 67,1 60,8
Cây công nghiệp 13,5 22,7
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác 19,4 16,5

Dựa vào bảng số liệu, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt ? Sự thay đổi này nói lên điều gì ?

Hướng dẫn trả lời

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta thay đổi theo hướng :

+ Tỉ trọng cây lương thực giảm  6,3 % ( từ 67,1 % năm 1990 xuống còn 60,8 % năm 2002 ).

+ Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 9,2 % ( từ 13,5 % năm 1990 lên 22,7 % năm 2002).

– Sự thay đổi này  chứng tỏ: Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa, ngành trồng trọt đang phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng.

 

 

HẾT