Câu 1. Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa
– Ngày 1/10/1949 nước CHNDTrung Hoa ra ñôøi, đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, nhân dân Trung Quốc và TG .
–Ý nghĩa :Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ PK, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập.
Câu hỏi liên hệ : Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa?
– Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
– Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
– Chính trị-xã hội: ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của TQ được nâng cao.
– Đối ngoại: bình thường hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới,..
* Câu hỏi Liên hệ: Công cuộc cải cách mở cửa của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
*Trong công cuộc xây dựng đất nước: Đảng ta phải tiến hành cải cách mở cửa, luôn đổi mới, canh tân đất nước,…, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, … với mục tiêu giúp đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh
* Trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc: nhất là trong bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay Đảng ta chủ trương đoàn kết toàn dân, thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, kiên quyết giữ vũng chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, kêu gọi sự ủng hộ của các nước trên thế giới…
Câu 2. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
– Trước năm 1945, các nước ĐNÁ , trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của thực dân phương Tây.
– Sau C.tranh TG thöù II, tình hình ĐNA diễn biến phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu là:
+ Nh.dân ĐNÁ đã nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào ,từ tháng 8 -> 10.1945. Sau đó, đến giữa những năm 50 thế kỉ XX, hầu hết các nước trong k. vực đã giành được độc lập.
+ Từ năm 1950, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình ĐNÁ trở nên căng thẳng, do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và ph.trào g.phóng dân tộc ở ĐNÁ.
Câu 3 .a) Trình bày hoàn cảnh, sự ra đời và mục tiêu của Hiệp hội các nước Đ. N.Á?
* Hoàn cảnh: Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
* Sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia sáng lập của 5 nước: Thái Lan, In-đô- nê-xi-a, Philippin, Malayxia, Xingapo).
* Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- b) Sự phát triển của tổ chức ASEAN.: Các nước gia nhập ASEAN: Bru nây (1984) Việt Nam (1995), Lào ,Mianma (1997), Cam-pu-chia ( 1999) .
- c) Mối quan hệ giữa Việt Nam với các ASEAN trên lĩnh vực nào ?
– Mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực và ngày càng được đẩy mạnh.
– Các lĩnh vực: chính trị – an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế, KHKT .
- d) Mối quan hệ của Việt Nam và ASEAN từ khi thành lập đến nay
+ 1967 – 1975: Chưa đặt quan hệ vì Việt Nam còn đấu tranh giành độc lập.
+ 1975 – 1978 :quan hệ được cải thiện ( thăm lẫn nhau)
+ 1979 do vấn đề Cam –pu- chia nên quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam trở nên đối đầu căng thẳng.Cũng trong thời gian này, nền k.tế các nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ , đạt được sự tăng trưởng cao như Xin- ga-po _, Malaixia, Thái Lan.
+ Từ cuối năm 1980 chuyển đối đầu sang đối thoại hợp tác cùng tồn tại hòa bình.
Câu 4. Nguyên nhân sự phát triển của kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh TG thứ 2.
– Sau C. tranh TG thứ 2, Mĩ Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của toàn thế giới.
+ Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%).
+ Nông nghiệp: gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại.
+ Tài chính : Nắm 3/4 trữ lương vàng của thế giới.là chủ nợ duy nhất của TG .
+ Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất TG , với các loại vũ khí hiện đại, độc quyền vũ khí nguyên tử.
* Giải thích sự phát triển giàu mạnh của nước Mĩ.
– Vì nước Mĩ ở xa chiến trường được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.
– Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triền sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận.
Câu 5.Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
- a) Ñoái noäi:
+ Sau ch.tranh, Nhà nước Mĩ đã ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại ĐCS Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
+ Nhiều ph. trào đ.tranh của các tầng lớp nh. dân Mĩ diễn ra như: phong trào của người da den năm l963, phong trào chống ch. tranh Mĩ ở Việt Nam những năm l969 – l972.
- b) Ñoái ngoaïi:
+ Các chính quyền Mĩ đã đề ra ”chiến lược toàn cầu” với các mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào gpdt , đàn áp phong trào công nhân…
+ Mĩ gây ra nhiều cuộc ch, tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam và Mĩ đã bị thất bại nặng nề.
CÂU HỎI LIÊN HỆ : Để thực hiện ”chiến lược toàn cầu” các chính quyền Mĩ đề ra mục tiêu và biện pháp gì ?
* Mục tiêu: Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
* Biện pháp:Viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ. Gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam và Mĩ đã bị thất bại nặng nề.
Câu 6 .a) Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh thế gíới thứ hai.
– Töø nhöõng naêm 50 – 70 cuûa theá kyû XX, k.tế Nhật tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì’’ với thành tựu: tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân những năm 1950 là 15%, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD đứng thứ 2 TG sau Mĩ.
– Cùng với Mĩ, Tây Âu, N.Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính trên TG.
- b) Những nguyeân nhaân chính của sự phát triển đó là:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên.
+ Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.
+ Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản.
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời ,sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của TG .
Câu 7 a) Tại sao nói: Hội nghị I-an-ta là hội nghị mang tính lịch sử?
– Hội nghị I-an-ta có những quyết định quan trọng mang tính lịch sử, đó là:
+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, mau chóng chấm dứt chiến tranh.
+ Thảo luận việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Xô-Mĩ.
+ Thống nhất thành lập Liên Hợp Quốc.
+ Những quyết định này dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực I-an-ta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mọi cực.
b)Sự thành lập Liên hợp quốc.
– Sự thành lập: Hội nghị Ianta từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945 có một quyết định quan trọng là thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc. Tháng 10 – 1945 Liên Hợp Quốc được chính thức thành lập.
– Vai trò: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giải quyết nhiều xung đột, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, …
– Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc từ tháng 9 – 1977 và là thành viên thứ 149.
Câu 8. Thế giới sau Chiến tranh lạnh phát triển theo những xu thế nào ?
- Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,…) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.
-> Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 9. a) Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
– Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã diễn ra với nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển nhanh chống.
– Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
+ Tröôùc heát nhöõng thaønh töïu trong lónh vöïc khoa học cô baûn: Toaùn hoïc, vaät lí, hoùa hoïc, sinh hoïc,…
+ Phaùt minh veà coâng cuï saûn xuaát môùi: Maùy tính, maùy töï ñoäng vaø heä thoáng maùy töï ñoäng.
+ Tìm ra nguoàn naêng löôïng môùi: Năng lượng nguyên tử , maët trôøi, gioù, …
+ Saùng cheá ra vaät lieäu môùi: Polime, những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng…
+ Tiến hành “caùch maïng xanh” trong noâng nghieäp.
+ Những tieán boä thần kì trong giao thoâng vaän traûûi vaø thoâng tin
- b) Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
– Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
– Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
– Để lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra) : chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,…
? Là học sinh em sẽ làm gì trước những thành tựu khoa học kĩ thuật ?
– Cố gắng đạt nhiều thành tích cao trong học tập ở nhà trường.
– Đấu tranh xoá bỏ cái lạc hậu lỗi thời. Tiếp thu ṿận dụng những thành tựu vào thực tiễn một cách tích cực.
Liên hệ thực tế : Suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương.
-Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, … ở nước ta hiện nay là rất trầm trọng và ngày càng tăng, nhiều nhất là ở các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội…
– Tai nạn giao thông của nước ta hiện nay là rất báo động. Hàng năm có hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông và nhiều người bị thương,…
*liên hệ : Ở địa phương hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và do chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến đời sống con người…
Câu hỏi liên hệ ; Thời cơ , thách thức của Việt Nam trước những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới.
Thời cơ: Xu thế toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, giúp Việt Nam từng bước hội nhập về mọi mặt, hội nhập KHKT với thế giới, tạo cơ hội cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu KHKT thế giới phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, liên kết, hợp tác vừa phát triển KHKT trong nước vừa được học tập nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ KHKT trong nước….
Thách thức: Bị cạnh tranh gay gắt, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bản quyền… những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ thấp so với các nước tiên tiến khác. Sự chênh lệch về trình độ, chất lượng sản phẩm khoa học, đội ngũ khoa học có trình độ chưa cao…