Câu 1. Kể tên ,thời gian ra đời, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
- a) Phương Đông: Ai Cập , Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc . Ra đời ven các sông lớn,
+ Thời gian : cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên kỉ III TCN.
+ Các tầng lớp : Qúy tộc , Nông dân, Nô lệ .
- b) Phương Tây : Hi Lap, Rô –ma , ra đời trên bán đảo Ban- căng và I-tali-a,
+ Thời gian : đầu thiên niên kỉ III TCN .
+ Các giai cấp :Chủ nô và nô lệ .
Câu 2.Phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp ở phương Đông.
– Vì các quốc gia được hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Sông Nin (Ai Cập), sông Trường Giang và Hoàng Hà (Trung Quốc)….
– Có vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu, Biết làm thủy lợi ,đắp đê ngăn lũ ,đào kênh dẫn nước vào ruộng, đủ lượng nước tưới quanh năm để trồng lúa nước.
Câu 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
– Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) và dùng kim loại làm công cụ lao động.
– Nhờ công cụ bằng kim loại, con người khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt… sản phẩm nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
– Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có… xã hội phân hóa thành kẽ giàu, người nghèo.
Câu 4. Một số điểm mới trong việc chế tạo công cụ sản xuất của người tinh khôn ở giai đoạn phát triển.
– Phát hiện hàng loạt công cụ: rìu đá, bôn đá ,rìu có vai được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng; đồ trang sức, đồ gốm thường in hoa văn, hình chữ S nối nhau, đối xứng…
– Công cụ bằng xương, sừng xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
– Xuất hiện lưới chì bằng đất nung.
Câu 5. Ý nghĩa nghề nông trồng lúa nước ra đời ?
– Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hóa của con người .
– Từ đây con người định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn.
– Cuộc sống ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần.
Câu 6. Hoàn cảnh nước Văn Lang thành lập.
– Thế kỉ VIII – VII TCN , ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hình thành các bộ lạc lớn.
– Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh.
– Nghề trồng lúa nước thường đối mặt với thiên tai, cần có người chỉ huy làm thủy lợi .
– Xung đột xảy ra giữa các tộc người. Cần giải quyết các xung đột và chống ngoại xâm để sống ổn định.à Nhà nước Văn Lang ra đời.
Câu 7. Nhận xét về Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang ?-> Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước .
Câu 8. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
– Ở : nhà sàn mái cong hoặc mái tròn, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. ..
– Đi lại bằng thuyền, bè.
– Ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau cà, thịt, cá. ..Biết làm mắm, muối..
– Mặc: Nam: mình trần, đóng khố, đi chân đất. Nữ : mặc váy, áo xẽ giữa, áo yếm, tóc có nhiều kiểu…Ngày lễ thích đeo đồ trang sức vòng tay, khuyên tay ….
Câu 9.Trình bày một số nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
– Xã hội phân nhiều tầng lớp: người quyền quý ,dân tự do và nô tì.
– Biết tổ chức lễ hội vui chơi: đua thuyền, giã gạo, ca hát nhảy múa.
– Phong tục tập quán của cư dân Văn Lang (bánh trưng, bánh giầy)
* Tín ngưỡng:
– Biết thờ cúng lực lượng tự nhiên, thần núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng…..
– Người chết được chôn cất kèm theo công cụ và đồ trang sức quí giá.
=> Đời sống vật chất và đời sống tinh thần hòa quyện vào nhau ,tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
Câu 10 .Nhận xét về việc xây dựng công trìnhThành Cổ Loa vào thế kỉ thứ III-IITCN ở nước Âu Lạc.
– Đây là công trình có quy mô nhất của Âu Lạc (cách đây hơn 2000 năm)
– Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành của nhân dân ta.
– Thành vừa là một kinh đô vừa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 11. Nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của An Dương Vương.
- a) Nguyên nhân thất bại: Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, lộ bí mật nội bộ, thiếu đoàn kế
- b) Bài học kinh nghiệm: Phaûi caûnh giaùc tröôùc keû thuø, phải xây dựng khối đoàn kết, döïa vaøo daân ñeå ñaùnh giaëc.
Câu 12 Các giai đoạn tiến hóa của loài người :
Vượn người ->Người tối cổ(người vườn) ->Người tinh khôn (người cổ)->Người hiện đại.
Phân biệt sự khác nhau Người tối cổ và Người tinh khôn.
* Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao; cả cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1100 cm3.
* Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não lớn 1450 cm3.
* Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang
Hết