HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỊCH SỬ 7- HKI ( NH 2019- 2020)

Câu 1  Tổ chức  chính quyền thời Tiền Lê  .

–  Bộ máy cai trị ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư, và quan lại hai ban văn võ, các con vua được phong vương và trấn giữ những nơi quan trọng

– Hành chính:

+ Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu.

+ Quân đội: gồm 10 đạo và 2 bộ phận (cấm quân và quân địa phương )

Câu 2  Phân tích được nguyên nhân thành công trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Trong nông nghiệp các biện pháp khuyến nông 🙁 đào vét kênh, khai khẩn đất hoang, vua tổ chức lễ cày tịch điền…) .

–  Thủ công nghiệp : Xây dựng một số xưởng thủ công đất nước đã độc lập các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt trả sang Trung Quốc.

 

Câu 3. Giải thích được vì sao xảy ra loạn 12 sứ quân.?

– Khi Ngô Quyền mất (năm 944), hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy.

–  Đất nước trở nên rối loạn.Trong khi đó nhà Tống đang có mưu đồ xâm lước nước ta .

Câu 4 / Nhận xét về công lao của Đinh Bộ Lĩnh.

      – Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, củng cố nền độc lập, tự chủ.

– Khẳng định chủ quyền quốc gia(đặt tên nước, chọn kinh đô, không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn” nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ.

Câu 5/ Nêu  nội dung cơ bản của luật Hình thư.

– Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta – bộ Hình thư.

Nội dung : bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện , xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc.(0.25)

Câu 6/ Giải thích cuộc tiến công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là để tự vệ.

Cuộc tiến công diễn ra rất nhanh chỉ nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tàng, quân lương mà quân Tống chuẩn bị để tiến hành cuộc xâm lược.

Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta đã nhanh chóng rút quân về nước, chuẩn bị lập phòng tuyến  để đối phó với quân Tống.

Đây là một chủ trương sáng tạo, độc đáo rất chủ động của Lý Thường Kiệt.

Câu 7/  Hiểu được tại sao Lý Thường Kiệt chọn kết thúc cuộc kháng chiến bằng biện pháp giảng hòa.

Đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước Việt- Tống, không làm tổn thương danh dự của nước lớn.

Bảo đảm hòa bình lâu dài, đó là truyền thống nhân đạo của nhân dân ta.

  Câu 8 . Nhận xét cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt.

        + “ Tiến công để tự vệ ”, là một chủ trương độc đáo sáng tạo.Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược.

+ Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt .

+ Kết thúc cuộc kháng chiến bằng biện pháp giảng hòa.

Câu 9/ Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào ?

– Quaân ñoäi cuûa nhaø Traàn goàm coù ( caám quaân vaø quaân ôû caùc loä), ở làng, xã có hương binh, ngoài ra còn có quân của các vương hầu.

– Quaân đội ñöôïc tuyeån duïng theo chính saùch “Nguï binh ö noâng”, quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông, xây dựng tinh thần đoàn kết.

– Hoïc taäpbinh phaùp luyeän taäp voõ ngheä thöôøng xuyeân

– Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.

Câu 10 . Phân tích được cách đánh giặc đúng đắn của vương triều Trần.

–  Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

–  Thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù.

–  Tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc, biết phát huy chỗ mạnh.

–  Buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta, buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động thành bị động.

 

Câu 11/ Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kh/chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

+ Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

+ Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

Câu 12/  Hiểu được ý nghĩa những cải cách của Hồ Quý Ly.

+ Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất  của quý tộc, địa chủ làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần.

+ Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.