KHỐI 9
Câu 1: Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng để thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam ?
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 – 1923).
+ Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
+ Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê -nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
+ Tháng 12 – 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán
thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: đó là con đường CM vô sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp Thuộc địa. Năm 1922, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
Câu 2. Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919-1925.
Thời gian | Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc | |
6/ 1919 | Gửi bản Yêu sách, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. | |
7 – 1920 | Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin | |
12 – 1920 | Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ 3 và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp | |
1921 | Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa,
Ra báo Người cùng khổ |
|
1923 | Sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân | |
1924 | Dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V | |
1925 | Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở các lớp chính trị để đào tạo cán bộ |
Câu 3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị Ban Chấp hàng trung ương lần thứ 8 (5/1941).
-Người trực tiếp chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần VIII( 5/1941)
– Đề xuất chuẩn bị lực lượng chính trị thành lập Mặt trận Việt Minh
– Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến.
– Đề ra phương hướng cách mạng cụ thể: tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa.
Câu 4. Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam , là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
– Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam , chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
– Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
– Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Câu 5 Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8/1945? Nguyên nhân nào mang tính quyết định ? Vì sao ?
✱Ý nghĩa lịch sử:
Đối với dân tộc:
– Cách mạng tháng 8/1945 đã phá tan hai xiềng áp bức của Pháp và Nhật, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm-
– Đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa,đưa dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.
– Cách mạng tháng 8 thành công mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc ta – Kỉ nguyên độc lập và tự do
Đối với thế giới:
-Thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tựu giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân
– Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
✱Nguyên nhân thành công:
Nguyên nhân chủ quan:
– Truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc
– Chuẩn bị chu đáo toàn diện: có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lưỡng yêu nước, kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh trính trị,…
– Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo.
Nguyên nhân khách quan:
– Hoàn cảnh quốc tế vô cùng có lợi cho ta tạo nên thời cơ ngàn năm có một. để dân ta vùng dậy giành độc lập: Chiến tranh thế giới thứ 2 đi đến hồi kết thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức- Nhật
✱Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn sàng, anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời cơ.
Câu 6. Tại sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào?
* Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:
– Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài “ Bất khả xâm phạm” ở vừng núi Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch NaVa. Do đó muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ
– Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp mà nhận định: Điện Biên Phủ Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không.
– Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm
– Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường.Trên cơ sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.
✱Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ:qua 3 đợt:
Đợt 1: ( Từ ngày 13 đến ngày 17/3/1954 ):Ta tấn công vào căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu phía Bắc
Đợt 2 ( từ 30/3 dến 26/4/1954): Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu trung tâm
Đợt 3 ( Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954 ): Quân ta đồng loạt tấn công vào phâ khu trung tâm và phân khu nam, chiều ngày 7/5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. Đến 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 lá cờ “ Quyết chiến, quyết thắng” bay trên nóc hầm ĐờCa-xtơ-ri, tướng Đờ Ca- xtơ- ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng. Chiến dịch ĐBP toàn thắng,.
✱ Kết quả: Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu quân ta tiêu diệt và bặt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đập tan kế hoạch NaVa và mọi mưu đồ của Đế quốc Pháp – Mỹ.
✱Ý nghĩa cử chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch NaVa của Pháp và Mỹ, xoay chuyển cục diện chién tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta. Buộc Pháp, Mỹ phải ký hiệp định Giơ Ne Vơ.
Câu 7 )Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ-Ne-Vơ? Ý nghĩa lịch sử của hiệp định?
Nội dung của hiệp định:
– Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước đông dương là độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
– Hai bên tham chiến ( lực lượng kháng chiến ở đông dương và quân xâm lược Pháp) cùng ngừng bắn và lập lại hòa bình trên toàn đông dương.
– Thực hiện các cuộc di chuyển, tập kết ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội Pháp tập kết ở hai miền Bắc, Nam lấy vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị làm giới tuyến quân sự tạm thời.
– Việt Nam tiến tới thống nhật bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban Quốc tế.
✱ Ý nghĩa của hiệp định Giơ Ne vơ:
– Hiệp định GiơNeVơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược VN và đông dương của Thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
– Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, âm mưu của Mỹ muốn kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược đông dương bị thất bại.
– Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
Câu 8) Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?
✱Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp:
a/ Đối với dân tộc:
– Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
– MB hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để giải phóng MN thống nhất đất nước.
b.Đối với thế giới:
– Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa Đế quốc sau CTTG thứ 2, góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chúng.
– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
✱ Nguyên nhân thắng lợi:
– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước; mặt trận củng cố , mở rộng; lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng, không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
– Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông dương. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước bè bạn như Trung quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ trên thế giới.
Câu 9)Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương?
Tại vì:
- Pháp, Mỹ đưa ra kế hoạch NaVa nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để thực hiện kế hoạch NaVa Mỹ đã tăng viện trợ cho Pháp, Pháp điều quân từ Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.
- Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc Pháp, Mỹ tập trunh xây dựng ĐBP thành một đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông dương. – “Một pháo đại bất khả xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây.
- Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch NaVa của Pháp, Mỹ tạo điệu kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
- Chiến thắng ĐBP đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Chiến thắng ĐBP góp phần quyết định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông dương.
Các nước tham dự hội nghị công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ bị thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa./.
Câu 10 ) Chiến lược “ chiến tranh cục bộ” ( 1965 – 1968) và chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” ( 1969 – 1973) có điểm gì giống và khác nhau?
✱ Giống nhau: Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
✱ Khác nhau:
Chiến lược chiến tranh cục bộ | Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh |
· Tiến hành bằng quân đội Mỹ,quân đồng minh và quân đội tay sai.
· Tiến hành ở miền Nam, mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. · Quân đội Mỹ vừa trực tiếp chiến tranh, vừa làm cố vấn. |
· Tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, quân Mỹ cố vấn, phối hợp bằng hỏa lực và không quân
· Tiến hành ở miền Nam, mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, đồng thời còn tiến hành xâm lược Căm Pu Chia và Lào, mở rộng chiến tranh sang cả Đông dương. · Mỹ vừa làm cố vấn chỉ huy, vừa phối hợp chiến tranh. |
Câu 11: So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ?
Giống nhau: Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của mỹ
Khác nhau:
Chiến tranh đặc biệt 1961-1965 | Chiến tranh cục bộ 1965-1968 |
– Tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mỹ chỉ huy ; vũ khí ;trang bị kỹ thuật , phương tiện của Mỹ
.- Âm mưu cơ bản “Dùng người Việt đánh người Việt” .- Tiến hành chỉ ở miền Nam VN . -Quy mô nhỏ hơn . |
– Tiến hành bằng quân Mỹ,Đồng Minh,Sài gòn . Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng
.- Để rõ bộ mặt xâm lược trắng trợn – Tiến hành ở miền Nam bằng các cuộc hành quân tìm diệt và bình định ,mở rộng Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc . – Qui mô :lớn và ác liệt hơn nhiều |
Câu 12) Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 :Diễn biến, ý nghĩa lịch sử và nhữg hạn chế
✱ Diễn biến:
– Vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1/ 1968 ( Đêm giao thừa tết Mậu Thân) quân và dân Miền Nam đồng loạt tấn công và nổi dậy hầu khắp các đô thị và nhiều vùng nông thôn quan trọng trên khắp miền nam ( 37/44 Tỉnh, 4/6 Đô Thị lớn).
– Tại Sài Gòn quân giải phóng tấn công ở các vị trí đầu não của địch như Tòa Đại sứ, Dinh độc lập, Bộ tổng tham mưu của quân đội Sài gòn.
– Sau 2 đợt tấn công ta gặp nhiều khó khăn, tổn thất khá nhiều do chủ quan, nóng vội.
✱Ý nghĩa lịch sử: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải “ Phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, buộc phải quay lại bàn đàm phán tại Pa Ri để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
✱ Hạn chế:
- Do ta chủ quan, đánh giá cao lực lượng của mình.
- Do tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh.
- Chỉ đạo thiếu chủ động, không kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành phố về giữ vững vùng nông thôn để bảo toàn và củng cố lực lượng.
Câu 13) Cuộc tổng tấn công chiến lược năm 1972: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa?
✱ Hoàn cảnh lịch sử:
- Bước vào năm 1972, ta giành được nhiều thắng lợi trong những năm 1969,1970,1971 về quân sự, chính trị, cách mạng miền Nam có nhiều điều kiện và thời cơ thuận lợi cho cuộc tấn công chiến lược mới trong năm 1971.
- Ngày 30/3/1972 lợi dụng lúc địch sơ hở phán đoán sai thời gian, qui mô và hướng tiến công của ra. Vì vậy quân ta bắt đầu tấn công chiến lược theo đúng kế hoạch của quân ủy Trung ương đề ra.
✱ Diễn biến:
- Ngày 30/3/1972 quân ta bắt đầu tấn công đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu rồi phát triển rộng khắp chiến trường Miền Nam trong năm 1972.
- Quân ta tấn công với cường độ nhanh, qui mô lớn tren khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Trong một thời gian ngắn quân ta đã chọc thủng ba phòng tuýen quan trọng của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.Tiêu diệt 20 vạn tên, giải phóng vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
✱ Kết nquả và Ý nghĩa lịch sử:
- Sau 3 tháng, đến tháng 6/1072, Loại khỏi vòng chiến đấu 20 vạn tên, giải phóng vùng đất đai rộng lớn ở Quảng Trị.
- Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 đã mở ra bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giáng một đòn mạnh vào quân đội Sài gònvà quốc sách “ Bình định” của chiến lược “VN hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “ Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “ VN hóa chiến tranh”.
Câu 14) Hội nhị Pa Ri: Diễn biến, nội dung và ý nghĩa lịch sử?
✱Diễn biến hội nghị Pa Ri:
- Hội nghị họp chính thức ngày 13/5/1968 giữa hai bên: Đại diện chính phủ nước VN dân chủ cộng hòa và đại diện chính pủ Hoa Kỳ. Ta đề nghị cuộc họp phải có đủ bốn bên, hai phía đó là: Chính phủ nước VN dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng MN Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỹ và Chính quyền Sài gòn.
- Ngày 25/1/1969 cuộc họp tiếp diễn gồm có đủ bốn bên, hai phía. Nhưng quan điểm của bốn bên trái ngược nhau, mâu thuẫn gay gắt làm cho cuộc họp căng thẳng, kéo dài.
+ Lập trường quan điểm của phía Việt Nam là: Mỹ phải rút hết quân và đồng minh ra khỏi miền Nam việt Nam. Phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
+ Về phía Mỹ: Đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút hết quân ra khỏi miền Nam. Từ chối việc ký vào bản dự thảo hiệp định do phía Niệt Nam đưa ra. Bí mật mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 ra miền Bắc ( tháng 10/1972). Bắn phá ác liệt ở Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm ( từ 18 đến 29/12/1972) với ý đồ buộc Việt Nam phải ký vào bản dự thỏa hiệp định do Mỹ đưa ra.
- Kết quả: Mỹ bị thất bại, phái đối đầu mới một “ Điện Biên Phủ Trên không” nên buộc phải trở lại bàn đàm phán và ký vào bản dự thảo hiệp định Pa ri do ta đưa ra trước đó.
– Hiệp định Pa ri ký ngày 27-1-1973
✱ Nội dung hiệp định :
+ Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập , chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam .
+ Hai bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt
+ Hoa Kỳ và Đồng Minh rút hết quân,phá hết các căn cứ quân sự Mỹ .
+ Cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
+ Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thộng qua tổng tuyển cử tự do
+ Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương
✱ý nghĩa lịch sử:
+ Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường , bất khuất của quân và dân ta .
+ Mở ra một bước ngoặt mới của kháng chiến chống Mỹ cứu nước .
+ Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng , tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam .
Câu 15) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra như thế nào?
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 phát triển qua ba chiến dịch lớn:
- Chiến dịch Tây Nguyên: bắt đầu từ ngày (4/3 đến 24/3/1975 ).
- Chiến dịch Huế – Đà nẵng: bắt đầu từ ngày ( 21/3 đến 29/3/1975).
- Chiến dịch Hồ Chí Minh: bắt đầu từ ngày ( 26/4 đến 30/4/1975)
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử diễn ra từ 9-4 đến 2-5-1975 :
– Ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang 16-4, Xuân Lộc 21-4.
– Ngày 18-4 TổngThống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ ra khỏi ra khỏi Sai Gòn .
– Ngày 21-4 ta phá vỡ “ lá chắn”Xuân Lộc , Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từ chức.
– 17 giờ ngày 26-4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu , 5 cánh quân đồng loạt tiến vào Sai gon đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch .
-Lúc 11 giờ 30 ngày 30-4 ta chiếm Dinh Độc Lập , Sai Gòn được giải phóng
– 2-5-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam
✱Ý Nghĩa :
-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng , đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam bộ .
LỊCH SỬ KHỐI 8
. Câu 1 . Nguyên nhân, nguyên cớ TD Pháp xâm lược nước ta?
- Nguyên nhân:
– Cuối thế kỷ XIX CNTB phát triển mạnh cần thị trường và nguồn nguyên liệu
– Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên khoảng sản
– Chế độ Pk Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
* Nguyên cớ: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô => Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 2. Pháp đánh chiếm Bắc Kì :
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?
* Nguyên nhân:
- Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.
=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
- Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt.
* Kết quả
– Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội
– Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào
* Bối cảnh:
– Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
– Nền kinh tế đát nước ngày càng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.
– Các đề nghị cải cách Duy tân bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.
– Tư bản Pháp cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm lược.
* Diễn biến:
– Lấy cớ triều đình Huế vi phạm h/ư 1874 ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.
– 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
– Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công
– Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng.Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.
Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược
* Kết quả: Quân Pháp thắng, nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Câu 3. Kháng pháp ở Hà Nội
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1:
* Diễn biến: 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần 2?
* Diễn biến: Ngày 19/5/1883 hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết tronhg đó có Ri-vi-e.
* Ý nghĩa: Làm cho quân Pháp hoang mang dao động, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt giặc.
Câu 4 . Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất 1862
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn
- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Câu 5. Nội dung cơ bản của h/ư Giáp tuất 1874?
- TD Pháp rút quân khỏi Bắc kì
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp
Câu 6. Nội dung cơ bản của h/ư Hác-măng 1883
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
- Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
Câu 7 .Nội dung H/ư Pa-tơ-nốt:
- Nội dung cơ bản giống H/ư Hác-măng
- Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
=> Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Câu 8. Từ năm 1858 đến năm1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884.
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì dâng cho Pháp…
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874: triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
- Hiệp ước Quý Mùi 1883: triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viênKhâm sứ Pháp ở Huế…
- Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thực dân nửa
- Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế:
* Nguyên nhân:
- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.
* Diễn biến:
- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Páp nhất thời rối loạn.
- Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .
- Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.
* Kết quả: Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.
* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.
Câu 11. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
* Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương:
– Pháp căn bản hoàn thành cuộc chiến tranhh xâm lược Việt Nam và thiết lập bộ máy thống trị ở Nam Kì và Bắc Kì
– Một số quan lại sĩ phu yêu nước và nhân dân phản đối việc kí hiệp ước và chống lại sự đô hộ của Pháp
– Kinh thành Huế thất thủ, nội bộ triều đình chia làm 2 phái: phái chủ hòa và phái chủ chiến (do Tôn Thất thuyết) đứng đầu. Sau đó vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục kháng Pháp. Tôn Thất thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi quan lại sĩ phu và nhân dân chống Pháp.
– Nhân dân ta hưởng ứng chiếu Cần vương đứng lên chống Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ trong thời gian này.
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất vì:
– Có mô lớn nhất (địa bàn và phạm vi hoạt động …)
– Trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ (khâu xây dựng lực lượng, khí giới…)
Câu 12. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào? Thái độ của họ đối với cách mạng ra sao?
* Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp:
– Có các giai cấp và tầng lớp: Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
– Thái độ của họ đối với cách mạng:
+ Địa chủ PK: Làm tay sai cho Pháp, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
+ Nông dân sẵn sàng tham gia cách mạng…
+ Công nhân: Kiên quyết đấu tranh…
+ Tư sản: Do dự không mạnh dạn..
+ Tiểu tư sản: Hăng hái cách mạng…
Câu 13. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ?
* Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước là vì:
– Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại.
– Nguyễn Tất Thành tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh …nhưng không nhất trí với con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
– Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong muốn nước nhà được độc lập, nhân dân bớt đói khổ nên Người quyết định đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
* Điểm mới trong hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với các nhà yêu nước trước đó:
+ Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu.. chọn con đường đi sang phương Đông(Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động. ..
+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ ” Tự do-Bình đẳng- Bác ái”. Từ đó Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
LỊCH SỬ KHỐI 7
- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
– Lê Lợi (l385 – l433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
– Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
– Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá).
– Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ. Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ
– Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
– Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
– Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 Tiến sỹ và 20 Trạng nguyên.
Vì:
– Nhà nước quan tâm đến giáo dục
– Truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Đất nước hòa bình
3 .Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta?
Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh :
-Thế kỉ XVII tiếng Việt đã trong sáng, 1 số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo, họ dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ đó chữ quốc ngữ ra đời
Vì : chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến nên đã trở thành chữ quốc ngữ của nước ta
- Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng ngoài ?
– Đàng ngoài chiến tranh liên tục, nhà nước Lê – Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, nhân dân nghèo đói, ruộng đất bị bọn cường hào chiếm đoạt.
– Ở Đàng Trong do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, nông cụ, miễn giảm tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao
5 : Sự phát triển phong phú và đa dạng văn học dân gian, loại hình nghệ thuật, các thành tựu về y học, kỹ thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
– Văn học dân gian phát triển, nhiều truyện dài bằng chữ Nôm như Nhị Độ Mai, Thạch Sanh ..truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ..thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rất nhiều trong dân gian.
– Nghệ thuật dân gian phục hồi và phát triển múa trên dây, múa đèn, ảo thuật…
– Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong nước rất phát triển.
– Nghệ thuật sân khấu phát triển như hát ả đào, chèo, tuồng…phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan.
– Y học : Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông 1720-1791) thu thập các bài thuốc gia truyền và các kinh nghiệm chữa bệnh để viết thành sách
. – Kỹ thuật: Thế kỷ XVIII các kỹ thuật tiên tiến phương Tây tác động vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý Hà Lan. Các thợ thủ công triều Nguyễn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy
6: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
–Nguyên nhân phong trào thắng lợi :
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta rất cao.
+ Phong trào có sự lãnh đạo tài giỏi và sáng suốt của Quang Trung.
-Ý nghĩa lịch sử : Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh – Lê , xóa bỏ sự chia cắt đất nước, giúp thống nhất quốc gia. Phong trào Tây Sơn đã đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, giúp đất nước toàn vẹn lãnh thổ.
7 / Tóm tắt những cống hiến của Phong trào Tây Sơn từ 1771 đến 1789?
– Năm 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn.
– Giữa năm 1774 kiểm soát vùng từ Quảng nam đến Bình Thuận.
– Năm 1777 lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn Đàng Trong – Năm 1785 tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút
– Năm 1786 ra Bắc lật đổ chính quyền Chúa Trịnh.
– Năm 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh, sau đó thực hiện nhiều chính sách cải cách đất nước tiến bộ
8: Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
– Kinh tế:
+ Ban Chiếu Khuyến nông ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa lưu thông thuận lợi , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp trong nước đã được phục hồi.
– Giáo dục:
+ Ban hành Chiếu lập học trong nước, khuyến khích nhiều nơi mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
–Quốc phòng:
+ Thi hành chế độ quân dịch, tổ chức quân đội với nhiều binh chủng khác nhau (bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh).
Ngoại giao:
+ Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết với thế lực ngoại bang.
+ Đối với Nguyễn Ánh: nhà Tây Sơn tấn công lớn đối với nhà Nguyễn.
9: Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối 1426?
– Vào 12/10/1426 hạ đồn Đa Căng.
– Vào 12/1424 hạ thành Trà Lân, tiến đến giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.
– Vào 8/1425 nghĩa quân giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
– Khu vực hoạt động của nghĩa quân(tháng 10/1424 đến tháng 8/1425) từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
– Vào 9/1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc.
10: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? Và cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? Hậu quả của nó?
*Nguyên nhân: Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt:
-Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc (Bắc triều)
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá, khôi phục dòng họ Lê, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều)
* Diễn biến: – Hai tập đoàn phong kiến Nam-Bắc triều đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm – Chiến trường: Vùng Thanh – Nghệ ra Bắc. – Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả: – Nạn đói, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh – Đời sống nhân dân khốn khổ. -> Ý nghĩa: đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa
? Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?
Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh
– Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân.
– Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo tiến ra bắc
– Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
– Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, cùng lúc đó quân ta đánh đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
– Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan bỏ lại quân lính, vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm.
– Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long.
– Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu vì:
– Quân Thanh mới chiếm được Thăng long, nên còn chủ quan kiêu ngạo.
→ Quang Trung quyết định đánh vào dịp tết để đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ quan, làm cho địch trở tay không kịp và nhanh chóng thất bại.
LỊCH SỬ KHỐI 6
? Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập ?
– Trưng Trắc được suy tôn lên làm Vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh.
– Phong chức tước cho những người có công, lập lại chính quyền.
– Trao quyền cai quản cho các Lạc tướng.
+ Xá thuế 2 năm liền cho dân.
+ Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ.
? Ý nghĩa việc lập đền thờ Hai Bà Trưng khắp nơi ? => Thể hiện lòng biết Hai Bà Trưng , trân trọng công lao to lớn Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi quân xâm lược Hán và xây dựng đất nước.
- Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
- Đầu thế kỉ thứ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chúng chia nước ta thành: Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hóa); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
- Khởi nghĩa Lý Bí.
- Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây), được hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng.
- Trong vòng gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542; đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đón đánh và giành được thắng lợi.
- Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
- Cách đánh chủ động, áp đảo.
- Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
- Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đức trời)
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
- Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
– Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
- Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?
– Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.
– Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
- Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước ?
Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lý Bí rất yêu quí và trọng dụng.
Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì:
- Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương, ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
- Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch), ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí và lương thực
- Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây đầm Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
- Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau (571), Lý Phật Tử cướp ngôi vua (Hậu Lý Nam Đế)
- Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt và bị giải về Trung Quốc
- Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương và xã vẫn do người Việt tự cai quản
- Ở miền núi, các châu vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội)
- Nhà Đường cho sửa sang các đường giao thong thủy bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Cho xây thành, đắp lũy và tăng them số quân đồn trú…
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, sắt, đay, gai, tơ lụa…
- Bắt nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương, vàng, bạc,…
- Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
- Cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Ông chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen)
- Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa, kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên độ hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc
- Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
- Nêu tóm tắt điễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
- Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình
- Ít lâu sau Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng Chiến được thành, sắp đặt việc cai trị
- Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?
– Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì thời kì này dân ta mất nước, phải chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhưng do thời kì này tại Trung Quốc cũng nội chiến liên miên, các triều đại lên thay nhau nên sử cũ ta gọi chung là Bắc thuộc, tức là thuộc địa của chế độ phong kiến phương Bắc (Trung Quốc)
- Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể từng giai đoạn bị đô hộ?
Thời gian | Triều đại phong kiến đô hộ | Tên gọi nước ta |
Năm 179 TCN | Nhà Triệu | Giao Chỉ, Cửu Chân |
Năm 111 TCN | Nhà Hán | Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam |
Đầu thế kỉ III | Nhà Ngô | Tách châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc), và Giao Châu (Âu Lạc cũ) |
Đầu thế kỉ VI | Nhà Lương | Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu |
Năm 603 | Nhà Tùy | Giao Châu. |
Năm 679 | Nhà Đường | Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ |
- 14. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
– Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh túng quẩn về mọi mặt:
+ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế hết sức vô lí, cống nạp sản vật quí như sừng tê, ngà voi…quả vải và cả những người thủ công giỏi
+ Chúng giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sản xuất của ta và kìm hãm dân ta sản xuất vũ khí chống lại chúng
+ Bắt dân ta phải theo phong tục cảu người Hán, học chữ Hán
– Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là muốn đồng hóa dân tộc ta (Đồng hóa: Chính sách nhằm làm thay đổi lối sống của một dân tộc khác theo lối sống của dân tộc mình)
- Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc?
STT | Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Tóm tắt diễn biến chính | Ý nghĩa |
1 | Năm 40 | Hai Bà Trưng | Hai Bà Trưng | Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu | Đem lại độc lập cho đất nước, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta và báo hiệu các thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta |
2 | Năm 248 | Bà Triệu | Bà Triệu | Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu | Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập |
3 | Năm 542-602 | Lý Bí – Triệu Quang Phục | Lý Bí – Triệu Quang Phục | Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.
Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành Long Biên.
Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân.
Triêu Quang Phục 548-602 |
Tinh thần chiến đấu dũng cảm; cách đánh giặc chủ động, sáng tạo
Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi
Sự đoàn kết của nhân dân và thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường
Thoát khỏi ách đô hộ của nhà Lương |
- 16. Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc?
– Kinh tế:
+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển
+ Nông nghiệp: dùng trâu bò làm sức kéo, biết làm thủy lợi, trồng lúa 2 vụ 1 năm,…
+ Các nghề thủ công phát triển: gốm, dệt vải,…
+ Giao lưu buôn bán
– Văn hóa:
+ Chữ Hán
+ Đạo Phật, Nho, Giáo được truyền bá
+ Vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sống theo nếp riêng, giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc như: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…
- Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
– Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, giữ gìn được tiếng nói của tổ tiên,…
– Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Chứng minh cho tình yêu đất nước, quê hương; dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc.
- Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ? Ý nghĩa của điều đó?
- a) Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ:
– Cuối thế kỉ thứ IX, lợi dụng nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy
– Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Dương) là người sống khoan hòa, được mọi người mến phục
– Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ
– Đầu năm 906, vua Đường phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.
- b) Cải cách của Khúc Hạo:
– Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ
– Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự nước tự chủ theo đường lối “Chính sách cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”
_Ông đã làm được nhiều việc lớn để củng cố quyền tự chủ: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của người Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu
– Ý nghĩa: Chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của Trung Quốc
- Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931)? Ý nghĩa của cuộc kháng chiến là gì?
– Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỉ lên thay. Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi bị bắt đem về Trung Quốc. Nhà Nam Hán thiết lập bộ máy cai trị ở Tống Bình
– Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến bị đánh tan. Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ
– Ý nghĩa: Là cơ sở, bước ngoặc lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập và tạo tiền đề để có thể đánh bại quân xâm lược
- 20. Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?
– Sau lần thất bại đầu tiên này, nhà Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng ông lại bị một nhà tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức. Trước hành động của Kiều Công Tiễn, nhân dân ta vô cùng căm phẫn, trong đó có Ngô Quyền. Vì sợ sẽ bị giết, Kiều Công Tiễn đã vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội này, vua Nam Hán cho quân xâm lươc nước ta lần thứ hai. Với nguyên cớ là giúp Kiều Công Tiễn đối phó với Ngô Quyền nhưng mục đích chính của nhà Nam Hán là muốn biến nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất.
21.Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng? Ý nghĩa của chiến thắng này là gì?
– Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này, nước thủy triều đang dâng cao, quân ta đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Lưu Hoằng Tháo thúc quân hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết
– Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển
– Đúng lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thắng lợi.
– Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.