HƯỚNG DẪN ÔN TẬP– LỊCH SỬ 8 ( N.H: 2019-2020)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP– LỊCH SỬ  8 ( N.H:  2019-2020)

 Câu 1. Vì sao Đông nam Á  là đối tượng xâm lược của CNTB  Phương tây ?

– Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu TNTN, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu,nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

– Từ nữa sau thế kỉ XIX, tư bản phương tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đ.N.Á .Anh chiếm (Mã Lai, Miến Điện); Pháp chiếm (Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia ); Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm (Phi-líp-pin ); Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm (In-đô-nê-xi-a.)

– Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành ”vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Câu 2. Nhận xét tình hình chung của các nước Đ.N.Á ?

– Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( trừ Xiêm) các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa và nửa thuộc địa của các nước đế quốc

– Các nước đế quốc thi hành chính sách cai trị hà khắc,khai thác, bóc lột …

– Nhân dân liên tiếp đấu tranh với mọi hình thức chống thực dân, phong kiến, dành độc lập dân tộc.

– Nhìn chung phong trào đấu tranh cuối thế kỉ XIX – XX  đều thất bại .Song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.

Câu 3 .Nội dung và ý nghĩa  cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị ?

– Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ .

      + Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản, ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…

+ Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH- KT, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

Ý nghĩa :Cuối T,Kỉ XIX – đầu T. kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 4.Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc ?

– Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp, ngân hàng.

– Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mit-xtri, Mit-su-bi-si… giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

– Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản còn thi hành những chính sách hiếu chiến, chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp quân sự, xây dựng quân đội hiện đại. xâm lược và bành trướng mạnh mẽ.

– Thuộc địa của đế quốc Nhật được mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông…

Câu 5/  Nguyên nhân dẫn đến c.tranh TG T1  ?

– Cuối thế kỉ XIX – XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế ,

và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

– Mâu thuẫn thuộc địa giữa các nước đế quốc dẫn tới chiến tranh đế quốc đầu tiên: chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898), chiến tranh Nga – Nhật ( l904 – l905 )…..

Câu 6.  Gỉải thích cuộc chiến tranh TG T1  là cuộc chiến tranh phi nghĩa ?

– Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước ĐQ nhằm phân chia thuộc địa

          – Gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều TP, làng mạc bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la…

– Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước ĐQ thắng trận nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị TG bị chia lại: Đức  mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ được mở rộng thuộc địa của mình.

–  Để lại nhiều hậu quả về ô nhiễm môi trường….Tất cả đè nặng lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa

Câu 7. a) Nước Mĩ trong thập niên 20 thế kỉ  XX.

– Sau Chiến tranh TG T1, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

– Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp TG, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép… và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

– Chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhân nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động  của công nhân.

– Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước.

– Tháng 5 – l 92l , Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

  1. b) Vì sao nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?

–  Vì: Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới.

-Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.

Câu 8 . Chứng minh  cách mạng tháng Mười Nga năm 1917là sự kiện LS vĩ đại nhất ?

        – Cách mạng tháng Mười đưa đến việc thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và trên thế giới.

+ Đối với nước Nga: Sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới.

+ Đối với thế giới: Có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng TG, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Câu 9. a) Hoàn cảnh và nội dung của chính sách kinh tế mới ?

* Hoàn cảnh   Năm 1921, nước Nga bước vào thời kì hoà bình, chiến tranh và nội chiến đã tàn phá nền kính tế. Đất nước lâm vào nạn đói và sự chống phá của các thế lực phản cách mạng.

* Nội dung :  tháng 3 – l 92l,  nước Nga thực hiện Chính sách kinh tế mới: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ…

  1. b) Tác động chính sách kinh tế mới đối với nước Nga ? => Nhờ có chính sách kinh tế mới , nông nghiệp và các ngành kinh tế được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 1925, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước c.tranh .

Câu 10   .Vì sao ở nước Nga năm 1917  lại có hai cuộc Cách mạng ? 

– Sau cách mạng tháng Hai, ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.  Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.

– Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân lao động….

– Yêu cầu tất yếu của lịch sử nước Nga lúc bấy giờ là phải làm cuộc cách mạng vô sản, lật đổ chính phủ lâm thời  tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.

                                                                                   HẾT